Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Loại bỏ mùi hôi miệng đơn giản dễ dàng hơn

Bạn bị hôi miệng, làm sao để loại bỏ mùi hôi này? Bài viết chia sẻ cách chữa hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.



Nguyên nhân gây hôi miệng
Theo thống kê khoảng 1/3 dân số thế giới mắc chứng hôi miệng. Hôi miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại cản trở cho hoạt động giao tiếp bình thường của cá nhân, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sinh hoạt và tham gia vào các hoạt động xã hội làm giảm chất lượng cuộc sống.
Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có tới 90% là từ miệng, bên cạnh đó còn do các nguyên nhân khác như bệnh trào ngược, hở van môn vị, nhiễm trùng khoang miệng, viêm nha chu, viêm lơi, sâu răng, mảng bám lưỡi, mảng bám răng,.....sản sinh ra các loại khí có mùi khó chịu.
Cách chữa hôi miệng hiệu quả là thế nào?


Vì nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu do nhiễm trùng trong miệng, quanh răng, dưới lưỡi nên việc quan trọng nhất là ức chế vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ làm giảm tức thới lượng vi khuẩn mà không đem lại hiệu quả, mặt khác còn ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường trong khoang miệng. Chính vì vậy, không nên dùng kháng sinh để khử hôi miệng hiệu quả
Với các biện pháp kết hợp dưới đây sẽ giúp bạn chữa hôi miệng hiệu quả, loại bỏ tận gốc mùi hôi miệng do các nhiễm khuẩn trong khoang miệng:
+ Đánh răng thường xuyên đúng cách giúp loại bỏ mảng bám trên răng.
+ Dùng nước muối loãng súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh viêm lợi trị viêm họng, làm trắng răng, cải thiện men răng.
+ Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn trong kẽ răng.

+ Uống nước trà xanh có tác dụng giúp miệng có cảm giác sạch sẽ và bảo vệ răng lợi, hoặc bạn cũng có thể cho một ít muối vào nước trà xanh để súc miệng cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
+ Các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo sẽ tạo một trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển rầm rộ trong khoang miệng vì vậy cần hạn chế những loại thực phẩm này.
Ngoài ra các bạn cũng có thể truy cập vào http://dongyminhngoc.org/ để xem thêm một số cách chữa hôi miệng hiệu quả hơn nữa



Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Cách chữa viêm họng làm hôi miệng

Viêm họng đôi khi khiến cho khoang miệng của bạn sẽ có mùi. Hôi miệng thì không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nhưng viêm họng lại khiến cho cơ thể bạn không được khỏe mạnh và nếu bạn không chữa trị ngay sẽ khiến cho bệnh nặng hơn và biết chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Tại sao viêm họng gây nên mùi hôi?

Viêm họng là một trong những căn bệnh dai dẳng và khó chữa, gây đau rát cổ họng, khiến cho người bệnh khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp,…Viêm họng do nhiều nguyên nhân gây ra: uống nhiều rượu bia, hút uống, lạm dụng nhiều kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài, sức đề kháng yếu,….<Tham khảo: cách chữa hôi miệng đơn giản>



Viêm họng là một nguyên nhân tác động đến việc làm cho hơi thở có mùi, viêm họng mãn tính hay mãn tính tái phát là thời điểm gây ra mùi hôi nhiều nhất. Lúc này, các dịch đờm do viêm họng hay dịch mủ do viêm amidan xuất hiện nhiều hơn, mật độ dày đặc luôn tồn đọng ngay vùng cổ họng sinh ra mùi hôi làm hơi thở có mùi.

Cách chữa hôi miệng do viêm họng như thế nào?

Để điều trị được hôi miệng thì người bệnh cần phải chữa trị viêm họng, viêm amidan dứt điểm. Từ cách sử dụng thực phẩm hằng ngày cũng là một phương pháp ngăn ngừa và điều trị thiết thực:

Súc miệng với nước muối

Đây có thể coi là cách chữa hôi miệng đơn giản và hiệu quả tức thì giúp người bệnh giảm các cơn đau nhanh chóng. Lấy một ly nước ấm cho thêm một ít muối biển vào và súc miệng, một ngày làm từ 2-3 lần sẽ cảm thấy bệnh giảm dần.

Bạn có biết: vì sao hơi thở có mùi

Uống nhiều nước tốt cho điều trị  bệnh hôi miệng

Uống nước thường xuyên có tác dụng làm dịu các cơn đau bởi nước hay các chất lỏng khác có công dụng giữ cho cổ họng luôn trơn và ẩm ướt sẽ giúp đỡ đau rát khi nuốt.

Thức ăn mềm

Khi bị viêm họng, có một lời khuyên cho người bệnh nên có chế độ ăn uống phù hợp, cần lựa chọn các loại thức ăn mềm, thực phẩm ở dạng lỏng: xúp, cháo,…

Mật ong chữa hôi miệng



Mật ong có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, mật ong được coi như một loại kháng sinh thiên nhiên, người bị viêm họng cũng có thể dùng mật ong để làm dịu cơn ho, giảm các mô bị kích thích. Lấy một thìa cà phê mật ong ngậm trong khoảng 3-5 phút, sau đó hòa 1 chút mật ong vào nước ấm và uống hoặc có thể chưng cách thủy mật ong và quất hay lá húng chanh để ngậm <cách chữa hôi miệng do viêm lợi>

Gừng trị hôi miệng

Gừng có vị cay, tính ấm thích hợp điều trị các cơn đau do viêm họng. Lấy khoảng 100g gừng tươi thái sợi, ngâm vào 1 ly nước sôi để khoảng 10 phút sau đó uống, thực hiện đều đặn cách này thường xuyên sẽ chữa được khỏi viêm họng, khử mùi hôi miệng.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Mẹo trị hôi miệng bằng nước vo gạo

Nước vo gạo được biết đến là một loại nước chứa khá nhiều vitamin và các nguyên tố quan trong cho cơ thể của chúng ta. Nước vo gạo được khá nhiều chị em phụ nữ dùng để làm đẹp cho da. Đặc biệt nước vo gạo còn được dùng để khử mùi hôi miệng. Bạn có biết điều đó không?

>> thuốc trị hôi miệng  hiệu quả bất ngờ      

Nguyên nhân chính gây nên hôi miệng là vệ sinh không tốt, thức ăn thừa còn tồn tại trong kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển, lan rộng gây viêm răng, sâu răng, xuất hiện mùi hôi trong khoang miệng. Ngoài ra, các bệnh lý từ phổi, dạ dày-thực quản, đường ruột viêm nhiễm, suy gan, suy thận,….cũng làm cho hơi thở có mùi.

Mẹo trị hôi miệng bằng nước vo gạo

Hiện nay, nhiều phương pháp được dùng để chữa hôi miệng như dùng các loại nước súc miệng, kẹo ngậm, xịt thơm miệng nhưng chúng chỉ có tác dụng tạm thời và không thể hoàn toàn chữa khỏi. Với mẹo trị hôi miệng đơn giản chỉ với nước vo gạo sẽ triệt để loại bỏ mùi hôi miệng mang lại sự tự tin khi đứng trước đám đông.

Khi thực hiện chữa hôi miệng bằng nước vo gạo , cần phải mất một khoảng thời gian điều trị và cần có tính kiên nhẫn thì mới thấy được hiệu quả.

– Cách 1: Súc miệng bằng nước vo gạo 2 lần trong ngày sáng và tối, cách này thực hiện thường xuyên thì sâu răng sẽ không có cơ hội tấn công khoang miệng vì bột cám trên hạt gạo có khả năng loại bỏ vi khuẩn khoang miệng rất tốt. 


– Cách 2: chúng ta có thể dùng nước vo gạo đánh răng, loại nước này giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Lưu ý chỉ nên dùng nước vo gạo trong ngày, nếu để qua ngày thì nước vo gạo sẽ có mùi hôi.

Trong thành phần nước vo gạo có chứa nhiều vitamin, sắt, đồng tốt cho sức khỏe răng miệng và cơ thể của chúng ta nên được dùng để làm đẹp, giúp da săn chắc và sáng màu, hạn chế quá trình lão hóa da. Dùng nước vo gạo thêm một chút chanh sẽ giúp tóc mềm, khỏe hơn và làm sạch gàu cho mái tóc.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần có lối sống lành mạnh, thực hiện giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn trong kẽ trong, uống đủ nước, không hút thuốc, uống rượu, hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán,….đến khám bác sỹ định kỳ để khám và phát hiện các bệnh về răng miệng. Hãy đến nha sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên  nhé.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Điều trị á sừng thời tiết hanh khô như thế nào?

Á sừng là một căn bệnh khi ai mắc phải đều cảm thấy vô cùng ngại ngùng, ngại tiếp xúc với người khác. Đặc biệt là vào khoảng thời tiết hanh khô thì căn bệnh này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện và nguyên nhân gây ra á sừng?

Bệnh á sừng thường để chỉ các bệnh như: khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân tiến triển dai dẳng kéo dài.




Căn bệnh á sừng này thường biểu hiện rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân và gót chân. Ngoài ra cũng có thể do tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng ở bàn tay với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước rửa nhà vệ sinh…

Á sừng tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng nó lại đem đến cho bạn khá nhiều phiền toái. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng thêm.

Á sừng gây ra thương tổn gì?

Thương tổn của bệnh á sừng bắt đầu là nền da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. 

Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm  máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với  xà phòng, các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất… thì bệnh càng nặng thêm. 

Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay hoặc bàn chân nhưng cũng có thể biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi.

Cách phòng tránh và điều trị




Để phòng tránh bệnh á sừng bạn cần hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa, các chất phụ gia, hóa chất, nếu bắt buộc phải sử dụng bạn cần phải trang bị đồ bảo vệ cho chân và tay để tránh bị dính vào, luôn luôn giữ cho chân tay có độ ẩm vừa đủ để da không bị không, uống nước thường xuyên.

Để điều trị có rất nhiều các phương pháp  như hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như Gentrizone, Fucicort… Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc có thành phần corticoid không thể mang lại hiệu quả lâu dài, thời gian thuyên giảm bệnh ngắn, ngoài ra còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ như gây teo da, viêm da tiếp xúc, lâu lành vết thương da.

Bạn có biết: nguyên nhân gây hôi miệng là do đâu?

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

5 bài thuốc thuốc dân gian chữa bệnh á sừng hiệu quả

Bệnh á sừng làm một căn bênh dai dẳng nếu bạn không chữa triệt để bệnh sẽ tái phát và rất khó chữa. Nó làm cho da  của bạn bị  bong tróc và rất đau đớn

Dưới đây là cách chữa bệnh á sừng hoàn toàn từ tự nhiên và rất hiệu quả.

1. Cây đinh lăng và huyết dụ    

                     

Bệnh á sừng cũng có thể chữa bằng cách uống nước của cây đinh lăng và cây huyết dụ. Cách dùng lấy mỗi thứ lá một nắm nhỏ cho vào sắc như sắc thuốc bắc, lá huyết dụ bằng ½ lá đinh lăng, sắc khi nào cảm thấy vừa uống là được. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào.


2. Ăn nhiều rau củ quả



Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Hơn nữa, duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh  hồi phục.
Khác thuốc bắc, uống hai loại lá cây này không sợ bị tăng cân, là loại lá mát nên uống nhiều sẽ rất tốt. Cách tốt nhất là uống thay nước mỗi ngày.

3. Tuyệt đối không ngâm chân tay vơi nước muối


Một trong số những cách phòng bệnh á sừng tốt nhất là không ngâm chân, tay với nước muối. Vì nước muối làm da khô, nứt sẽ rộng và sâu hơn.  Ngoài ra, cần thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nikel và đồ thuộc da như giày dép da.

4  Sài đất và rau răm


Á sừng cũng có thể điều trị rất đơn giản bằng sài đất và rau răm. Sài đất rửa sạch, đun lấy nước, để ấm, dùng sửa tay thật sạch.

Rau răm ( khoảng 1 mớ) rửa sạch,sau đó vẩy thật khô, giã nát rồi đắp lên chỗ bị á  sừng.
Mỗi lần đắp như vậy khoảng 1h đồng hồ, ngày đắp 1-2 lần( tùy điều kiện).

5. Chanh  tươi




Dùng chanh xát vào chỗ bị á sừng là bài thuốc đơn giản nhất để  điều trị bệnh á sừng. Chỉ cần lấy chanh, cắt lát ra và xát vào chỗ nứt, nẻ. Với cách này, bạn có thể làm bất cứ lúc nào, chỗ nào. Không giới hạn không gian và thời gian nên nó rất tiện, có thể tranh thủ cả khi đi ăn

Tuyệt chiêu chữa bệnh á sừng bằng bào thuốc dân gian

Bệnh á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dang dở, không được vệ sinh sạch sẽ 



Bệnh á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt. Bệnh á sừng đã trở thành nỗi sợ hãi của rất nhiều người khi hè đến. Hiện nay công tác phòng ngừa và điều trị bệnh á sừng đang rất được quan tâm. Hiện nay bệnh  á sừng không chỉ điều trị bằng thuốc tây mà còn có thể chữa được bằng những bài thuốc dân gian được truyền theo kinh nghiệm của những người đã dùng. Dưới đây là các bài thuốc dân gian được ứng dụng để hỗ trợ việc điều trị bệnh á sừng.


1. Cây chè xanh


Dùng nước chè xanh ngâm chân và dùng lá xát vào chỗ da bị nứt rất hiệu quả. Cách làm như sau:  Mua chè xanh về nấu nước (pha đặc), để chè xanh sôi khoảng 15 phút, sau đó cho vào một chút muối, hòa tan và ngâm chân, tay vào đó. Trong thời gian ngâm móng chân bị chè làm cho biến màu đen.  Nếu mùa đông khi nước nguội, nên hâm nóng lại rồi lại ngâm. Thời gian khoảng 1h đồng hồ/1 đêm.
Xem thêm: 8 phương pháp ngăn ngừa bệnh á sừng khi giao mùa
7 bài thuốc dân gian điều trị á sừng hiệu quả
Cây chè xanh
Cũng có thể dùng lá chè xanh xát vào những chỗ mụn nước và chỗ nứt nẻ, giúp mụn nước khô miệng, không bị loét nữa. Nếu hợp thì bạn sẽ cảm giác chân của mình dễ chịu hơn khi ngâm. Còn nếu sau khoảng một tuần ngâm mà không cảm giác dịu đi thì có thể là bạn không hợp thuốc này.

2. Lá sung, đu đủ, khoai tây



Khi kết hợp ba loại: Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng đơn giản mà không tốn kém với cách làm như sau:  Lá sung một nắm, lá đu đủ tía một nắm, hai củ khoai tây (luộc chín). Cho 3 vị trên giã nhỏ. Lấy một  bó chè tươi (xanh) nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu, lấy nước chè này rửa nơi bị bệnh cho sạch sau đó lấy thuốc đã chế sẵn ở trên bó vào rồi băng lại, để qua đêm sáng lấy ra, rửa lại bằng nước chè ấm ấm. Bài thuốc này thực hiện bằng cách dùng  mỗi ngày làm vài lần như vậy sẽ rất hiệu quả.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Các thực phẩm tốt cho chữa trị bệnh Á sừng

Bệnh á sừng là bệnh phổ biến. Nhiều người mắc bệnh mà không hề biết mình đã đang mang bệnh trong người. Hôm nay, mình xin chia sẻ cho bạn cách phát hiện bệnh và các thực thực phẩm tốt cho chữa trị bệnh á sừng.


1. Biểu hiện của bệnh Á sừng.


- Biểu hiện của bệnh á sừng là các mảng mụn đỏ, các mảng này sau đó sẽ phát triển thành các mảng khô màu trắng đục. Khi gãi thì các vẩy này sẽ bong tróc thành những vảy màu trắng đục như những vảy nến. Bệnh không ngứa và cũng không làm bệnh nhân bị đau. Bệnh phân bố ở đầu hay khuỷu tay.
Nếu bệnh trở nặng sẽ gây sốt và ảnh hưởng mạnh đến việc vận động.

2. Nguyên nhân của bệnh á sừng


Bệnh á sừng chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Do yếu tố di truyền
- Do thời tiết quá lạnh
- Hoặc do dị ứng thuốc sốt rét, thuốc cao huyết áp......

3. Các thực phẩm tốt cho bệnh á sừng


Mình sẽ giới thiệu cho bạn 5 nhóm thực phẩm tốt cho chữa trị bệnh á sừng.

- Các loại trái cây như:  Nho, bưởi , các loại quả hạch, đậu, nho khô, mận, cây đinh hương, cây quế...
Các chất chống oxy hóa ngăn cản sự hình thành leukotriene đây chính là nguyên nhân chính khiến bệnh á sừng của bạn nặng hơn.



- Các loại ngũ cốc, đậu lăng, lúa mì, đậu Hà Lan, cây bông  cải xanh, cải bắp, giá và nước cam. Chất Folate chứa trong các thử phẩm này giúp phân chia tế bào da nhanh hơn làm cho bạn có 1 làn da khỏe mạnh.




- Cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài..... Chứa rất nhiều beta caroten. Giúp chuyển hóa vitamin A giúp cơ thể bạn khỏe mạnh , điều này cần thiết cho làn da của bạn.

- Sò biển, trai, ốc, hến, nghêu, chứa rất nhiều kẽm. Giúp bổ sung kẽm cho cơ thể bệnh nhân. Vì bệnh nhân mắc bệnh á sừng thường thiếu kẽm trầm trọng.




-Nhóm thực phẩm cuối cùng đó là cá mòi, cá thu cá hồi, hạt lanh hạt hướng dương và hạt mè, chứa rất nhiều Omega 3 giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc bôi steroid mà không làm bệnh á sừng thêm nặng

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết về bệnh á sừng. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.